(ONECMS) - Trong cuộc khảo sát dành cho các trưởng bộ phận báo điện tử, 75% người tham gia cho biết audio đang trở nên quan trọng hơn đối với nội dung và chiến lược quảng cáo, và thực tế rất nhiều toà soạn đang xây dựng đơn vị sản xuất audio riêng.
Audio có tiềm năng trở thành một trong những mũi tiến công đáng chú ý nhất trong giới truyền thông năm 2019, xuất phát từ sự ngày càng phổ biến của các bản tin tiếng nói (podcast) và sự xuất hiện của hàng trăm triệu thiết bị audio mới, hay còn gọi là thiết bị loa thông minh, giờ đang lan rộng khắp thế giới.
Ước chừng hiện có gần 40 triệu người dân đã sở hữu cho mình thiết bị loa thông minh ở Mỹ và khoảng 7 triệu người ở Anh.
Trong cuộc khảo sát dành cho các trưởng bộ phận báo điện tử, ba phần tư vị trưởng bộ phận tham gia cho biết audio đang trở nên quan trọng hơn đối với nội dung và chiến lược quảng cáo, và thực tế rất nhiều toà soạn đang xây dựng đơn vị sản xuất audio riêng.
Và phần lớn (78%) người tham gia cho rằng công nghệ điều khiển bằng giọng nói của Amazon Alexa hay Google Assistant sẽ thay đổi cách người ta tiếp nhận thông tin trên truyền thông trong những năm tới.
Biểu đồ trên cho thấy tiềm năng của audio trong báo chí năm 2019; biểu đồ cột dựa trên phản hồi liên quan đến thiết bị loa thông minh cho câu hỏi "Những thiết bị nào sau đây bạn đã từng dùng". |
Podcast đã phổ biến hơn trong dòng chảy tin tức thời sự khi mà có nhiều hơn các toà soạn đi theo mô hình thành công của chương trình thời sự bằng âm thanh The Daily của New York Times, chương trình này đã có hơn 5 triệu người nghe một tháng và còn đang mở rộng ra chương trình phát thanh kiểu truyền thống.
The Guardian với chương trình Today in Focus, và Washington Post với chương trình Post Reports cũng là 2 toà soạn đang đầu tư mạnh vào audio, một phần vì họ nhìn thấy cơ hội kinh doanh tốt và một phần vì cơ hội tiếp cận bạn đọc trẻ. Nghiên cứu cho thấy những người trẻ dưới 35 tuổi có xu hướng tiếp nhận podcast nhiều hơn khoảng 3 đến 5 lần so với nghe radio tiếng nói truyền thống.
Những nghi ngờ về độ bền vững của cơn sốt podcast từng xuất phát từ quyết định của Buzzfeed trong việc cắt giảm đội làm podcast trong năm 2018, cũng như việc bỏ phần của ban biên tập ở Audible Originals và Panoply.
Giáo sư Damian Radcliffe của Đại học Oregon cho rằng chúng ta có thể đã đến ngưỡng đỉnh của podcast: “Đơn giản là có quá nhiều thứ để nghe”, ông nói, “Hệ quả là, rất nhiều đơn vị nỗ lực với chất lượng tốt, không thể kiếm được người nghe, hoặc được lượng người nghe đủ giúp họ tồn tại”.
Nhưng những người lạc quan thì có thể chỉ ra nhu cầu người dùng dồi dào và những bước thúc đẩy quan trọng của những nền tảng lớn.
Ứng dụng podcast của Google ra mắt vào tháng 6/2018 kèm theo chương trình nhà sáng tạo để khuyến khích nguồn nội dung đa dạng hơn, bao gồm thúc đẩy tiếng nói từ những quốc gia kém phát triển.
Dịch vụ âm nhạc trực tuyến Spotify thì mở nền tảng của mình tới toàn bộ đối tác sản xuất vào tháng 10/2018 và ký kết với nhiều chương trình chính thông hơn bao gồm podcast song ngữ về tình hình buôn bán ma tuý trên kênh Vice News.
Trong khi đó shop thương mại điện tử của Pandora cũng vừa giới thiệu dự án chiến lược trong làm podcast để hỗ người người mua đồ.
Podcast có thể không mang lại hũ vàng, nhưng sự tiếp cận dễ dàng, trải nghiệm chân thực hơn và sự góp mặt của hàng triệu thiết bị âm thanh mới hé lộ rằng vẫn còn tiềm năng phát triển thị trường đáng cân nhắc tới.
* Nguồn dịch: Bản báo cáo Dự báo xu hướng Nghề báo, Truyền thông và Công nghệ năm 2019 của Nic Newman, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters. Tiêu đề bài viết do ONECMS đặt.