Hướng dẫn cách phát hiện tin giả, video giả, hình ảnh giả, giọng nói giả... được tạo ra bởi AI tạo sinh (Generative AI)
Website kiểm chứng tin giả của Trung tâm Xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam trực thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông có địa chỉ: https://tingia.gov.vn/
Mục kiểm chứng thông tin của Báo Nhân Dân có địa chỉ: https://nhandan.vn/factcheck/
Xem thêm: AI tạo sinh là gì?
Generative AI là từ chung để chỉ tất cả các con AI tạo sinh: AI sinh Chữ, AI sinh Ảnh, AI sinh Video, AI nhái Giọng nói...
Thành tựu mà con người đạt được từ Generative AI đang tăng tưởng với tốc độ chóng mặt, hàng tuần đều có đột phá mới khiến chúng tạo sinh ra những sản phẩm càng tiệm cận với tiêu chuẩn “giống như con người tạo ra” (human-like generative). Chúng ta đã thấy những gì AI đã làm được trong thời gian qua:
Bạn thấy điều gì bất thường không ?
Những nội dung do AI tạo ra quá thật đến mức chúng ta rồi sẽ phải định nghĩa lại “thế nào là sự thật?”, làm thế nào để biết “đâu là sự thật?” và “đâu là sự giả tạo?”
Nếu nói rằng sự trỗi dậy của AI sẽ tiêu diệt loài người thì tôi tin là AI đã và đang hủy hoại loài người rồi, ngay từ bây giờ!
Truy cập AI ChatGPT Plus, bật GPT-4, copy một bài của nhà báo ấy, paste vào rồi bảo AI ChatGPT viết theo phong cách viết của bài viết mẫu. Chỉ trong một tích tắc bạn sẽ có một bài viết y chang văn phong của nhà báo ấy. Làm tương tự như vậy đối với bài nghiên cứu đăng tạp chí khoa học.
Tải AI Stable Diffusion, lên YouTube xem hướng dẫn của mấy anh Ấn Độ cách dùng với plugin Control Net, lên facebook của người nổi tiếng ấy, kiếm vài tấm selfie rõ mặt của người ta, rồi đưa vào AI Stable Diffusion, xong viết cái hướng dẫn mô tả cho AI chế ra tấm ảnh người nổi tiếng ấy đang làm trò bậy bạ gì cũng được.
Sử dụng AI Coqui-TTS, kiếm bản ghi âm 5 phút giọng nói của người ấy để AI Coqui-TTS học sao chép giọng nói này.
Tiếp theo bạn có thể dùng con ChatGPT-4 để ra lệnh nó viết một bài phát biểu theo phong cách của người này, rồi nhập cái bài phát biểu ấy cho con CoquiTTS nó sẽ đọc y chang cái bài phát biểu đó ra.
Sử dụng DeepFakeLive trên Github, rồi kiếm video nhiều góc mặt của nhân vật cần fake video để đưa vào huấn luyện. Tiếp theo bạn cần tải một video gốc vào để bot AI nó làm thao tác “thay mặt nhân vật” face-swap bằng Generative AI.
Video Cristiano Ronaldo và Phương Mỹ Chi gần đây được tạo ra bằng cách này.
Kiểm chứng thông tin - một công việc mà người làm báo nào cũng phải làm, thường xuyên phải làm. Gần 20 năm nay, tôi vẫn luôn hỗ trợ anh chị em làm báo trong việc “pháp y kỹ thuật” (digital forensic) để xác định “văn bản”, “hình ảnh”, “video”, “ghi âm” là một bản ghi nguyên bản “original” hay một bản ghi đã bị chỉnh sửa “manipulated”.
Những dấu vết kỹ thuật số (digital fingerprints) giúp củng cố độ tin cậy cho những chứng cứ trong các bài báo, giúp đem lại niềm tin cho độc giả.
Thế nhưng đứng trước sự trỗi dậy của Generative AI câu hỏi quen thuộc trước nay của anh chị em khi “Kiểm tra dùm anh/chị cái video/cái hình/đoạn ghi âm này có phải thật không em?” lại khiến tôi khó khăn.
Trước đây tôi có thể chỉ mất vài phút chạy phân tích là có thể tự tin phán ngay “thật nhé anh ơi” hay “fake lòi” nhưng bây giờ, Generative AI hiện nay nó quá tốt, nó tạo ra nội dung quá thật, và quan trọng: AI hiện giờ quá dễ dùng quá dễ tiếp cận với người thường. Vì thế, việc xác định nội dung thật hay giả là điều rất khó khăn.
Đầu tiên là chúng ta, những người tiêu thụ nội dung, những người đọc báo, những người coi ảnh, coi video cần mặc định “nghi ngờ tất cả” những thứ chúng ta coi.
Thứ hai, bạn cần theo dõi các chuyên gia AI để biết được AI đang làm giả được tới mức độ nào, còn kém ở đâu. Dĩ nhiên các điểm yếu của AI chỉ mang tính thời điểm vì tốc độ cải thiện của AI là hàng tuần, những điểm tồn tại sẽ rất nhanh chóng được khắc phục. Phải cập nhật liên tục chứ định kiến là thứ không thể tồn tại và theo kịp với tốc độ phát triển AI.
Ví dụ:
Ví dụ, video giả Cristiano Ronaldo bán áo thun gần đây, nếu coi kĩ bạn sẽ thấy những khúc khuôn miệng bị tách. Còn trong video Phương Mỹ Chi có lúc bạn sẽ thấy 2 cái miệng bị chồng lên nhau.
Tóm lại, chúng ta cần “nghi ngờ tất cả”, hãy tìm kiếm trên Google/Bing tất cả những thứ bạn nghi ngờ. Hãy tìm câu trả lời trên báo chí chính thống, nguồn tin chính thống uy tín.
Nội dung bài viết được Chuyên gia Nguyễn Hồng Phúc chia sẻ trên Facebook cá nhân. ONECMS Blog lược đăng với sự đồng ý của tác giả.