onecms - blog

Cách phát hiện tin tức giả mạo

(ONECMS) - Các bước để phát hiện tin giả theo khuyến cáo của IFLA và Fackcheck.org

B.M | 09/08/2021 12:54
Cách phát hiện tin tức giả mạo

1.Hãy kiểm chứng nguồn tin

Hãy tập thói quen kiểm tra nguồn tin bạn đọc là từ đâu, nếu nguồn bạn đọc là từ Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân... thì có lẽ sẽ đáng tin cậy hơn là một trang web vô danh nào đó với tên rất kêu như Tin Giật Gân. Những nguồn tin chính thống thường có sự kiểm tra tin tức gắt gao trước khi đăng tải, vì vậy độ tin cậy của những tin tức này cũng thường cao hơn.

2. Đừng chỉ đọc tiêu đề

Có rất nhiều người chỉ đọc tiêu đề thấy kêu tai là lập tức bấm chia sẻ, lợi dụng điểm này, nhiều bài báo giật một cái tít thật kêu để lừa dân tình chia sẻ, trong khi thông tin bên trong thì hoàn toàn không liên quan, đôi khi còn chẳng có gì, tệ hơn có khi bên trong còn chứa virus. Cho nên, vì sự an toàn của bạn bè trong danh sách bạn bè, các bạn hãy bỏ thói quen chỉ đọc tựa đề, hãy đọc nội dung, thấy tâm đắc hãy share. Đừng để những kẻ treo đầu dê bán thịt chó lừa mình.

3. Kiểm tra tác giả

Hãy tập kiểm tra tác giả, rất đơn giản, gõ tên tác giả vào Google là bạn có thể biết sơ sơ người viết bài có nhiều bài viết hay không, có được đánh giá cao hay không. Đặc biệt hãy làm điều này khi bạn chia sẻ những tin tức liên quan đến sức khỏe, cách chữa bệnh, kinh nghiệm sống... Hiện nay internet tràn ngập những chia sẻ về chữa bệnh bằng những hình thức hết sức lạ thường, hiệu nghiệm hay không chưa biết nhưng đã có không ít người phải trả giá bằng mạng sống vì tin vào những tin tức thất thiệt như vậy trên mạng.

4. Đọc và suy ngẫm

Đôi khi bạn phải dùng trực giác của chính mình để phân biệt tin tức thật giả. Ví dụ bạn đọc thấy tựa đề “Đàn bò mọc cánh bay qua không phận Việt Nam” thì hãy lập tức dùng suy luận logic của mình để phân biệt thật giả nhé.

5. Kiểm tra ngày tháng

Có rất nhiều người lợi dụng tin tức cũ để câu like câu view. Ví dụ ngay thời điểm này mà có một bài báo với tựa đề “Dịch sởi bùng phát gây chết trẻ em hàng loạt” thì có thể gây được chú ý của rất nhiều người. Tuy nhiên nhìn kĩ lại thì bạn sẽ thấy sự việc là từ vài năm trước. Nếu không để ý và vô tính tiếp tay cho những tin tức thất thiệt này, bạn có thể gây hoang mang rất lớn trong cộng đồng.

6. Ngẫm xem tin tức là thật hay đùa

Có nhiều người post tin tức giả lên mạng để đùa là chính nhưng chính họ cũng không ngờ nhiều người lại coi là thật va lan truyền tin tức giả tới không kiểm soát được. Vì vậy, trước khi chia sẻ bạn hãy tự ngẫm xem có khi nào cái mình đọc là một trò đùa hay không?

7. Cố nhận ra sự vô lý

Cái này đòi hỏi một kinh nghiệm sống phong phú và sự tinh ý. Thường thì tin tức thất thiệt sẽ giấu đầu hở đuôi, sự việc được mô tả khá mơ hồ và đôi khi là chọi nhau. Ví dụ cách đây không lâu có video một đứa trẻ bị ướp đá và chú thích viết rằng đứa trẻ bị ướp đá như vậy để cướp nội tạng. Tuy nhiên, chỉ cần suy nghĩ logic một chút chúng ta sẽ thấy là nội tạng để cấy ghép trong phẫu thuật không phải là lòng heo mua ngoài chợ mà chỉ cần ướp đá là có thể bảo quản. Chỉ cần tìm hiểu thêm, chúng ta sẽ thấy ghép tạng là một phẫu thuật hết sức phức tạp trong đó người hiến tạng cũng phải trải qua rất nhiều xét nghiệm để đảm bảo tạng không mang bệnh tật và có sự tương thích với người ghép tạng. Vì vậy, có thể nói đứa trẻ trong video có thể không may mắn qua đời vì một nguyên do nào đó chứ khó lòng là vì nguyên nhân cướp tạng. Thế nhưng video này lại được chia sẻ rần rần và tất nhiên là gây không ít hoang mang cho các bậc cha mẹ.

8. Tham vấn các chuyên gia

Nếu bạn cần dùng tin tức cho mục đích quan trọng như là làm bải luận, thuyết trình... thì ngoài kiểm tra tin tức như các bước trên thì hãy tham vấn thêm với các chuyên gia hoặc là các trang web tin cậy chuyên thẩm định sự thật như là factcheck.org. Đưa tin tức sai có thể làm bạn bị điểm kém, mất đi hình ảnh chuyên nghiệp và nhiều hệ quả khác.

9. Một số trang kiểm chứng tin giả tại Việt Nam

https://www.tiktok.com/@factcheckvn
https://nhandan.vn/factcheck
https://tingia.gov.vn/

Đọc tiếp

10 bước để đảm bảo an toàn cho tài khoản Facebook của nhà báo

(ONECMS) - Các nhà báo đang sử dụng Facebook theo những cách mới để thực hiện công việc, kể chuyện và kết nối trực tiếp với mọi người. ONECMS tổng hợp tài liệu "An toàn cho các nhà báo trên FacebooK" để giúp các nhà báo bảo mật tài khoản của mình.
Từ khóa phổ biến
Cách tốt nhất để xem chúng tôi có phù hợp với nhu cầu của bạn không là...
Liên hệ tư vấn
(Hoàn toàn miễn phí)
SẢN PHẨM VỚI TẤT CẢ NIỀM ĐAM MÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEKO
  • Địa chỉ: Tầng 2, Tòa B, Chung cư Xuân Phương Residence, Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.2324.8989 - Email: info@neko.vn
  • DMCA.com Protection Status