onecms - blog

Chào đón năm mới 2020, đây là 10 chủ đề nổi bật cho tin tức

(ONECMS) - Nhóm nghiên cứu của The New York Times đã phỏng vấn người dùng và chuyên gia để xem mọi người sử dụng công nghệ mới như thế nào? Làm thế nào để hiểu tin tức đang diễn ra? Cách tiêu thụ tin tức của người dùng như thế nào?

Chào đón năm mới 2020, đây là 10 chủ đề nổi bật cho tin tức

Mọi người sẽ sử dụng công nghệ mới như thế nào? Mọi người sẽ sử dụng công nghệ như thế nào để hiểu tin tức đang diễn ra? Một nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia thiết kế, lập trình viên, nghiên cứu viên và phóng viên của The New York Times đã phỏng vấn người dùng và các chuyên gia để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. Trong quá trình nghiên cứu thiết kế lấy con người làm trung tâm của mọi quy trình, chúng tôi tin rằng để nắm bắt được phương tiện truyền thông đang phát triển như thế nào, điều quan trọng là bắt đầu với mọi người. 

Năm 2019, chúng tôi đã đi rất nhiều nơi. Chúng tôi đã đến nhà của những người dân ở Vancouver, Minneapolis, Detroit, Delhi và nhiều nơi khác nữa để hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của người dân. Chúng tôi đã khám phá các lĩnh vực như tăng cường sử dụng trợ lý giọng nói, nhắn tin nhóm, các thói quen sử dụng âm thanh và sức khỏe. Những người tham gia nghiên cứu đã cho chúng tôi một cái nhìn khách quan về cuộc sống của họ. Chúng tôi đã theo dõi cách mọi người sử dụng tài khoản mạng xã hội, chúng tôi cùng họ nghe podcast khi đang ngồi trên xe hơi và chúng tôi ngồi trong bếp của họ để theo dõi cách họ hỏi Alexa về thời tiết. 

Nhờ đó, chúng tôi tổng kết được 10 chủ đề hàng đầu về cách mọi người tiêu thụ nội dung và công nghệ. 

1. Truyền miệng vẫn là bộ máy gợi ý được tin tưởng nhất

Ở mọi nơi mọi người truy cập vào, những danh sách gợi ý được các thuật toán tối ưu cẩn thận, những danh sách dài và dường như vô tận. Họ không muốn gợi ý chỉ những gì họ thấy trước đó, họ muốn những điều mới mẻ. Kể cả khi các thuật toán có thể đưa ra các đề xuất thú vị nhưng không có gì vượt qua được các gợi ý từ đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Gợi ý dành cho cá nhân là sản phẩm của các cuộc trò chuyện cá nhân đang diễn ra, cho phép người ta khám phá ra các nội dung mới. 

2. Các chương trình theo lịch phát sóng khích lệ thói quen và khả năng kết nối mọi người

Nội dung có sẵn theo yêu cầu (content on-demand) có nghĩa là mọi người có thể xem và nghe bất cứ điều gì họ muốn bất cứ khi nào họ muốn. Nhưng có một thứ gì đó bị mất bởi sự phân mảnh tự nhiên của cách mà con người tiêu thụ nội dung đó. Nếu mọi người đang xem hoặc nghe một cái gì đó khác nhau trong cùng một lúc thì rất khó để có thể kết nối và chia sẻ trải nghiệm. 

Khi mọi người cùng xem hoặc cùng tham gia vào một nội dung theo lịch trình, trải nghiệm sẽ trở thành thói quen và nội dung trở thành một điểm nhấn văn hóa. Nhiều thành viên trong gia đình cùng háo hức chờ đợi đến giờ phát sóng phim "Về nhà đi con" rồi cùng nhau chia sẻ nội dung phim, cảm xúc và những đánh giá của mình lên mạng xã hội đã trở thành thói quen trong một thời gian dài ở Việt Nam và nó sẽ tiếp tục tiếp diễn ở nhiều bộ phim hot đang được công chiếu trên giờ vàng. 

3. Độc giả mong muốn những câu chuyện bố cục rõ ràng gồm mở đầu, thân bài, và quan trọng nhất là kết luận.

Ở cái thời đại mà việc mở tin tức hay lướt các trạng thái Twitter cảm tưởng như một sự bùng nổ về thông tin, thì người ta càng mong mỏi một cách sâu sắc các bài báo chứa đựng thông tin súc tích. khi mà luồng tin tức ập đến không ngừng nghỉ và cảm giác không bao giờ kết thúc, thì người ta lại càng khao khát cảm giác đã đi đến kết cục của một câu chuyện hoặc bắt kịp được một chủ đề được nói đến. Độc giả đang trông mong những nội dung có điểm kết thúc, chưa nói đến đó là giải pháp về những nội súc tích ngắn gọn. Điều này đặc biệt đúng với việc phát triển các câu chuyện tin tức: mọi người cảm thấy như họ thường bị ném vào giữa câu chuyện, không có bối cảnh của những gì đã xảy ra. 

Theo nghiên cứu cho thấy, độc giả đổ xô đến những tin tức tội phạm cũng chỉ vì lí do này. Họ nghe podcast hay xem chương trình truyền hình như “Dateline”, (series truyền hình của NBC về tin tức chuyên sâu và điều tra) vì họ thích bản chất chứa đựng của nội dung: họ biết rằng đến cuối, bí ẩn sẽ được giải đáp. Khi đọc tin tức, độc giả cũng mong muốn cảm giác của sự hoàn thành giải quyết vấn đề như vậy.

4. Mọi người đang quá mệt mỏi với tin nhắn thông báo

Ở Hoa Kỳ, chúng tôi đã nghe từ người này đến người khác nói rằng họ đã phải tắt các thông báo trên điện thoại thông minh, họ cảm thấy bị kiệt sức vì dịch vụ liên tục gây cho họ sự chú ý. Nhiều người dùng đang chuyển sang công nghệ trợ lý giọng nói như loa thông minh, vì nó cho phép họ có được thông tin họ cần mà không cần phải nhìn vào mà hình. 
Thông báo có thể làm cho người ta cảm thấy bị xâm phạm và quấy rối nhưng khi người ta hỏi một chiếc loa thông minh về các tin tức mới phù hợp với họ thì đó là sự cho phép cá nhân của họ.

5. Ngắt kết nối với phương tiện truyền thông xã hội không có nghĩa là chạy trốn hoàn toàn.

Nhiều người đang thiết lập các giới hạn để tránh ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội đến cuộc sống của họ. Mọi người - đặc biệt là những người trẻ tuổi - nói với chúng tôi rằng họ đã xóa các ứng dụng truyền thông xã hội khỏi điện thoại của họ, nhưng thực tế, họ đã không hoàn toàn từ bỏ các nền tảng này. Họ có thể xóa ứng dụng Facebook khỏi điện thoại của họ nhưng họ lại sử dụng nó bằng trình duyệt web hoặc họ có thể xóa ứng dụng Instagram trong tuần và chỉ thưởng thức vào cuối tuần. Đối với những người chúng tôi đã nói chuyện, việc tự áp đặt này giống như một nỗ lực để lấy lại và duy trì sự kiểm soát.

6. Thời gian trong ngày ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung tiêu thụ.

Trong các cuộc phỏng vấn, chúng tôi thường yêu cầu mọi người cho chúng tôi xem một ngày điển hình của họ để chúng tôi có thể tìm hiểu cách họ tiêu thụ tin tức. Chúng tôi thấy rằng phần lớn mọi người thích tiêu thụ hard news (thường liên quan đến các chủ đề như kinh doanh, chính trị và tin tức quốc tế - BBT Blog ONECMS giải thích thêm) vào buổi sáng và nội dung mang nhiều tính chất giải trí hơn vào buổi tối. 

7. Con người thèm muốn sự minh bạch

Tương tự như sự thay đổi mà chúng tôi đã thấy trong phong trào "từ trang trại đến bàn ăn" xung quanh việc tìm nguồn cung ứng thực phẩm sạch, mọi người muốn biết những điều tương tự như thế trong quy trình sản xuất tin tức. Trong hàng chục cuộc trò chuyện với mọi người trên khắp thế giới, chúng tôi biết rằng: họ muốn biết tại sao nó lại được kể, ai đang kể và làm thế nào mà những thông tin này có thể kết hợp với nhau. 

Họ muốn biết rằng thông tin cụ thể đã được xác minh bởi nhiều nguồn hoặc các phóng viên đã xem qua hàng ngàn trang tài liệu cho một câu chuyện cụ thể.

Công chúng cũng đã nghe thấy nhiều về vấn nạn tin giả. Khi mọi người hiểu quy trình và những người tạo ra tin tức đó, họ sẽ dễ dàng tin tưởng nó hơn. 

8. Mọi người muốn một không gian mạng xã hội năng động và hữu ích hơn

Mọi người đang tìm kiếm những nơi họ có thể có những cuộc trò chuyện thân mật hơn. Họ muốn có một không gian mà họ có thể thực sự kết nối với mọi người, thay vì thụ động theo dõi mọi người. 

Những người mà chúng tôi đã nói chuyện nói về việc giới hạn các bài đăng trên mạng trong những nhóm bạn nhỏ hơn. 

Sự chuyên nghiệp hóa của phương tiện truyền thông xã hội, nơi cảm thấy như mọi người phải nuôi dưỡng một thương hiệu cá nhân, ít hấp dẫn hơn đối với nhiều người mà chúng tôi đã nói chuyện. Thay vào đó, họ tìm đến các câu chuyện trên Instagram và các nhóm hội thoại nhỏ vì họ cảm thấy họ là chính mình hơn ở đó. 

Những người tham gia nghiên cứu của chúng tôi nói với chúng tôi rằng việc nhận được một câu trả lời riêng tư cho một câu chuyện trên Instagram cảm thấy có ý nghĩa hơn là một lượt thích trên một bài đăng. Đối với nhiều người, điều làm cho một nền tảng xã hội không phải là nó cho phép mọi người phát tán ý kiến ​​của mình ra thế giới, mà nó cho phép họ nói chuyện thân mật giữa những người mà họ tin tưởng.

9. Mọi không gian đều trở thành không gian chính trị

Khi nói chuyện với người dân Hoa kỳ, một điệp khúc được lặp đi lặp lại thường xuyên đó là họ cảm thấy vấn đề chính trị và đạo đức đan xen tới mức họ cảm thấy mình không chỉ bắt buộc phải được thông báo thông tin mà còn phải nêu lên quan điểm. trên thực tế, họ nói rằng việc thiếu ý kiến được nêu ra bởi những người nổi tiếng,  thương hiệu và tổ chứ tin tức thực sự thể hiện ngụ ý về lập trường chính trị. Bất chấp sự gia tăng của các cuộc thảo luận chính trị, mọi người ở cả hai phía sợ hãi dường như nằm ngoài tầm hiểu biết của họ hoặc sợ họ có thể bị tấn công vì chia sẻ quan điểm chính trị. Họ mong muốn có những cuộc trò chuyện riêng tư với những người mà họ tin tưởng. Các đoạn trò chuyện trên các nền tảng tinh nhắn như WhatsApp, Slack, iMessage và Instagram Messenger mang lại cảm giác như không gian an toàn hơn rất nhiều để có các cuộc trò chuyện chính trị.

10. Các thông tin gần đây nhất không phải lúc nào cũng phù hợp nhất

Người nhận tin tức và nhà sản xuất tin tức không phải lúc nào cũng thực sự tương thích với nhau về vấn đề lựa chọn nội dung bề mặt (nội dung mà ban biên tập lựa chọn để đưa lên tiêu điểm, nổi bật hoặc chọn lọc - BBT Blog ONECMS giải thích thêm).
Đôi khi độc giả quan tâm đến thông tin mới nhất hoặc các sự kiện mới nhất và đôi khi họ đang tìm kiếm một chủ đề cụ thể có thể dẫn đến nhiều "nội dung thường xanh" hơi (những nội dung mà không bị ảnh hưởng bởi thời gian - những nội dung luôn giữ được sự mới mẻ của mình - BBT Blog ONECMS giải thích thêm). 

Các tổ chức cung cấp tin tức có xu hướng hiển thi nội dung gần đây nhất nhưng điều đó thường khiến độc giả chỉ lấy được một số thông tin mà họ đang tìm kiếm. Việc chú trọng vào các nội dung mới nhất này đặt nặng vào các nội dung vừa được xuất bản hơn là các nội dung mà có thể giúp độc giả bối cảnh hóa và hiểu được một vấn đề. Trong việc đưa được thông tin người đọc cần và mong muốn đến với họ, chúng ta cần suy nghĩ về cách đưa thông tin phù hợp với bức tranh lớn hơn.

Bài viết được đăng tải trên blog Times Open của The New York Times, Ban Biên tập Blog  ONECMS lược dịch. 

Tác giả:  - Kourtney Bitterly, Trưởng nhóm Nghiên cứu và Thiết kế Sản phẩm tại The New York Times.
- Meg Fee là Chuyên gia thiết kế chiến lược, Nhóm Nghiên cứu và Thiết kế Sản phẩm tại The New York Times.
- Thomas Mitchell là Chiến lược Công nghệ, Nhóm Nghiên cứu và Thiết kế Sản phẩm tại The New York Times. 

* Các ví dụ về phim truyền hình Về nhà đi con tại mục 2 do Ban Biên tập Blog ONECMS thêm vào và thay đổi với phiên bản gốc để phù hợp với độc giả Việt Nam. 

ONECMS là giải pháp tổng thể về phần mềm báo điện tử, phần mềm tòa soạn hội tụ, hạ tầng và vận hành kỹ thuật được nghiên cứu và phát triển, tối ưu dành riêng cho các cơ quan báo chí, truyền thông. 

Đọc tiếp

Phần mềm tòa soạn hội tụ của The New York Times

(ONECMS) - Hệ thống CMS của tờ The New York Times đã sớm hướng tới xu hướng hội tụ, tạo ra một quy trình làm việc chung khép kín và hiện đại giữa các phóng viên viết, phóng viên ảnh, biên tập viên, và thư ký tòa soạn.
Từ khóa phổ biến
Cách tốt nhất để xem chúng tôi có phù hợp với nhu cầu của bạn không là...
Liên hệ tư vấn
(Hoàn toàn miễn phí)
SẢN PHẨM VỚI TẤT CẢ NIỀM ĐAM MÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEKO
  • Địa chỉ: Tầng 2, Tòa B, Chung cư Xuân Phương Residence, Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.2324.8989 - Email: info@neko.vn
  • DMCA.com Protection Status