onecms - blog

Đây là câu chuyện của phóng viên trẻ thời công nghệ

(ONECMS) - Hãy cùng nghe câu chuyện của một nữ phóng viên trẻ năng động để thấy được trong thời đại công nghệ và Internet người trẻ có những thuận lợi hơn khi bước chân vào nghề báo, và cũng có những khó khăn khác cần đối mặt.

M.O.D | 04/12/2019 16:52
Đây là câu chuyện của phóng viên trẻ thời công nghệ

Trên medium.com đang có loạt bài "100 con đường dẫn tới nghề báo" khá đáng chú ý. Nhân vật được phỏng vấn mới đây là Catalina Albeanu, nữ biên tập viên báo điện tử ở tạp chí Decat o Revista (DoR) ở Rumani.

Catalina học ngành Báo chí ở trường Đại học Thành phố London và có kinh nghiệm đi làm đầu tiên ở journalism.co.uk. Sau khi cộng tác theo dạng blogger sinh viên, cô ấy được tuyển dụng bởi trang này và vài năm sau trở thành biên tập viên quốc tế.

Và câu chuyện của Catalina cũng cho thấy trong thời đại công nghệ và Internet thì người trẻ có những thuận lợi hơn khi bước chân vào nghề báo, và cũng có những khó khăn khác cần đối mặt. Blog ONECMS sẽ giới thiệu bài phỏng vấn nhân vật này.

Phóng viên trẻ thời đại Internet

Hành trình công việc của bạn như thế nào?

Tôi có công việc đầu tiên trong ngành truyền thông là ở journalism.co.uk, nơi tôi dành 4 năm để theo dõi sự phát triển mới nhất ở mảng truyền thông giao thoa với công nghệ. Tôi viết, biên tập, và tổ chức tập huấn cũng như hội thảo Newsrewired, một nơi chia sẻ kinh nghiệm cho những người làm truyền thông.

Vài năm trước tôi bắt đầu gặp đội ngũ của DoR và nhận thấy họ có kế hoạch phía trước để phát triển có hệ thống, tập trung vào cộng đồng độc giả hiện có. Họ đang tuyển dụng một vài vị trí vào thời điểm đó, thế nên tôi liên hệ để xem có cơ hội làm việc ở đấy không.

b1-phong-vien-tre-thoi-dai-internet-cau-chuyen-nguoi-tre-lam-bao-thoi-cong-nghe.jpg

 

Làm sao mà bạn tìm được việc trong nghề báo?

Sau năm đầu tiên ở trường đại học, tôi làm việc cộng tác với Trung tâm Phát sóng Olympic trong thời gian thế vận hội London 2012. Sau đó tôi trở thành blogger cộng tác viên tình nguyện do journalism.co.uk tổ chức. Đó là công việc gói gọn trong ngày, hỗ trợ đưa tin sự kiện lên mạng xã hội.

Một vài tháng sau họ mở tuyển dụng, và tôi ứng tuyển ngay khi họ liên hệ với một vài blogger sinh viên trước đó. Quá trình tuyển dụng là gồm một buổi phỏng vấn trước khi vào một tuần thử việc. Tôi được giao vị trí phóng viên sau khoảng 2 tháng.

Đâu là thử thách lớn nhất bạn gặp phải vào thời gian đầu của sự nghiệp, và bạn đã vượt qua như thế nào?

Tôi không quá lo lắng về quá trình xét tuyển vào tòa soạn, nhưng về những vị trí làm khác nhau thì có. Tôi nghĩ thời điểm mang tính quyết định đó là khi tôi lựa chọn kiểu báo chí mà mình sẽ gắn bó và mảng nội dung mà tôi muốn xây dựng nền tảng kiến thức.

Tôi thấy bị thu hút bởi công việc làm báo online vì tôi cảm thấy được linh hoạt hơn. Bạn có thể viết text, làm audio, video và mạng xã hội tùy thuộc vào việc bài của mình cần gì.

Khi tôi trở thành một phóng viên media, thử thách lớn nhất đầu tiên là xây dựng được sự tin tưởng và giải quyết với bất kỳ sai sót nào. Độc giả của chúng tôi là các nhà báo chuyên nghiệp, những người chắc chắn sẽ nhận ra bất kỳ điều gì sai sai, và độc giả thông thường thì cũng chẳng dễ bỏ qua gì…

b2-phong-vien-tre-thoi-dai-internet-cau-chuyen-nguoi-tre-lam-bao-thoi-cong-nghe.jpg

 

Điều gì khiến bạn ước có thể làm khác đi trong thời gian đầu của sự nghiệp?

Journalism.co.uk sản xuất podcast và chúng tôi thay nhau làm. Chúng tôi cần làm 1-2 số mỗi tháng, từ lên ý tưởng cho đến xếp lịch phỏng vấn, thu âm, chỉnh sửa, và xuất bản. Tôi thích quá trình biên tập nhất và tôi ước hồi đó mình dành nhiều thời gian để khám phá các cơ hội mà audio có thể giúp tôi trở thành một người kể chuyện. Nhưng thực ra podcast chỉ là một trong số những việc mà chúng tôi phải làm trong tuần, và công việc đó trở thành chuyện đơn giản là làm cho kịp tiến độ.

Bạn đến từ Rumani, nhưng bạn lại vào nghề ở London. Vậy bạn có bí quyết nào cho những ai chuẩn bị ra nước ngoài lập nghiệp?

Hãy tìm những cộng đồng làm báo xung quanh mình, tham gia các buổi gặp gỡ nhiều nhất có thể và cố gắng tìm hiểu thêm xem cuộc sống trong tòa soạn như thế nào. Bạn sẽ dần có những mối quan hệ, bớt đi cảm giác của người ngoài cuộc, và sẽ học hỏi được những kỹ năng cần thiết.

Nếu bạn ra nước ngoài học báo chí, hãy để ý những sự kiện do trường đại học tổ chức. Trường Đại học Thành phố London nơi tôi theo học thường xuyên tổ chức đối thoại với những người trong ngành truyền thông, và đó là cơ hội tốt để gặp gỡ các nhà báo. Việc hoạt động online cũng sẽ hữu ích, nhưng việc tham gia offline thực sự quan trọng.

*Nguồn nội dung phỏng vấn: medium.com (còn phần sau).

Đọc tiếp

Mạng xã hội là nguồn khai thác vô tận của báo chí

(ONECMS) - Bài viết của ThS. Nguyễn Hoàng Anh trên Tạp chí nguoilambao.vn đã làm rõ được cơ chế vận hành của mạng xã hội nơi gần như tất cả mọi người đều sẵn sàng tham gia vào. Blog ONECMS sẽ giới thiệu bài viết này vì sẽ rất hữu ích với các tòa soạn
Từ khóa phổ biến
Cách tốt nhất để xem chúng tôi có phù hợp với nhu cầu của bạn không là...
Liên hệ tư vấn
(Hoàn toàn miễn phí)
SẢN PHẨM VỚI TẤT CẢ NIỀM ĐAM MÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEKO
  • Địa chỉ: Tầng 2, Tòa B, Chung cư Xuân Phương Residence, Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.2324.8989 - Email: info@neko.vn
  • DMCA.com Protection Status