onecms - blog

Podcast tin tức: Nên chọn chủ đề nội dung nào? (Phần 1)

(ONECMS) - Quyết định podcast của bạn sẽ nói về cái gì là quyết định khó khăn nhất mà bạn sẽ thực hiện. Đối với nhiều tòa soạn, điều này có vẻ dễ dàng, nhưng nó có thể đòi hỏi sự cẩn thận và suy nghĩ nhiều hơn so với dự đoán ban đầu.

B.M | 26/06/2021 18:38
Podcast tin tức: Nên chọn chủ đề nội dung nào? (Phần 1)
Mục lục

Cách bắt đầu tốt nhất là các tòa soạn nghĩ về bối cảnh của podcast. Podcast để hỗ trợ thêm nội dung đã xuất bản hay nó đứng độc lập như một loại nội dung khác? Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm, nhưng quyết định điều này có lẽ sẽ thu hẹp một số tùy chọn bên dưới và cần bao nhiêu nguồn lực để thực hiện nó.

Một điểm cần lưu ý khi quyết định một chủ đề là 46% số người nghe podcast ở độ tuổi từ 18-34. Do đó, định dạng nội dung của podcast nên nghiêng về giới trẻ nhiều hơnđây thực sự là một cơ hội để các tòa soạn tìm cách tiếp cận nhóm nhân khẩu học trẻ. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chủ đề nào có khả năng hấp dẫn hơn khi nó ở định dạng podcast.

Lời khuyên về các chủ đề podcast tùy thuộc vào tôn chỉ mục đích của mỗi tòa soạn. Hãy cùng BBT ONECMS Blog điểm qua một số ví dụ về các nhóm podcast thành công khác nhau và mối quan hệ của chúng đối với tòa soạn.

Tiện ích mở rộng thương hiệu đơn giản

Con đường đơn giản nhất mà các tòa soạn lựa chọn cho podcast là nói về chủ đề mà tờ báo/tạp chí của họ chọn. Một ví dụ về tòa soạn làm tốt điều này là Wired. Các tập podcast được xây dựng theo chủ đề tương tự như nội dung chính của tờ báo; khám phá các vấn đề xung quanh công nghệ và cách con người tương tác với công nghệ.

Ưu điểm của phương pháp này là nó phù hợp trực tiếp với thương hiệu của tờ báo/tạp chí và có thể sử dụng chuyên môn của chính các nhà báo viết ra các bài báo đó. Các nhà báo của Wired thích được tham gia, cùng làm việc với nhau như một nhóm và coi đó là một phần của sự kết hợp nội dung mà họ sản xuất.

Pilot TV, từ nhóm đứng sau tạp chí Empire cũng làm rất tốt điều này. Họ thảo luận về các chương trình truyền hình hot nhất trong tuần, từ Handmaid's Tale đến Line of Duty và thương sẽ có những khách mời nổi bật từ thế giới truyền hình tham gia cùng họ.

Podcast hàng đầu của New Statesman là một ví dụ khác của podcast thực hiện chính xác những gì bạn mong đợi từ thương hiệu của tờ báo này - đó là sự kết hợp của các ý kiến, các nội dung đặc sắc và các đánh giá hàng tuần. Tòa soạn này sau đó có một số podcast khác, từ SRSLY - podacst văn hóa đại chúng đến The Back Half - những khám phá về nghệ thuật và sách, tất cả đều xoay quanh nhiều góc độ của thương hiệu chính.

Tất nhiên là cũng có những bất lợi. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những người thể hiện podcast (MC) và những người viết podcast là điều cần thiết để kéo dài tuổi thọ của podcast và làm cho nó trở thành một trải nghiệm thú vị cho người nghe.

Nội dung podcast dựa trên các vấn đề đang diễn ra

Các podcast dựa trên các vấn đề có thể có sự trùng lặp đáng kể với chủ đề mở rộng thương hiệu được nêu ở trên, nhưng có phạm vi hẹp hơn.

Một ví dụ là podcast BBC'S Brexitcast sẽ được thực hiện cho đến khi vấn đề được giải quyết. Brexitcast được cập nhật vài ngày một lần, tùy thuộc vào tình hình chính trị đã trở nên hỗn loạn như thế nào.

Tương tự như vậy, podcast của New European cũng dựa trên vấn đề này, nhưng bao gồm chiến lược biên tập hoàn chỉnh vì toàn bộ ấn phẩm của họ tập trung vào vấn đề Brexit.

Các chủ đề chính trị rất thích hợp cho loại podcast này. Tại Mỹ, tờ Bưu điện Washington hàng tuần có Can He Do That? - một podcast được ra mắt từ 01/2017 để đáp ứng với số lượng những lần độc giả hỏi về cách tiếp cận khác thường của Trump đối với nhiệm kỳ tổng tống của mình. Mỗi tập 20 phút bao gồm các chủ đề từ "Đây là những gì sẽ xảy ra nếu Trump áp thuế nhập khẩu đối với Mexico" cho đến "Trump yêu cầu Nga điều tra tài liệu được giải mật - Liệu ông ấy có làm được điều đó?". Podcast này đã được tải xuống hơn một triệu lần sau một tháng ra mắt.

Tất nhiên, podcast dựa trên các vấn đề đang diễn ra không hoàn toàn phải động đến chính trị. Có một số ví dụ về các pocast chỉ có một lần về các tài liệu dạng âm thanh dài, từ các băng ghi lại cuộc điều tra về những vụ giết người hàng loạt ít được biết đến ở Úc cho đến Dirty John của LA Times, cái trở thành loạt phim dài 12 tập trên Netflix.

Các podcast dựa trên vấn đề sẽ dễ dàng có một kế hoạch ngắn hạn về nội dung nhưng có thể sẽ khó bán quảng cáo nếu vấn đề gây tranh cãi hoặc số lượng khán giả hông tăng nhanh. Ngược lại, nó có thể dễ dàng thu hút các nhà quảng cáo tham gia vào vấn đề cụ thể trong ngắn hạn, nếu vấn đề có liên quan đến họ.

Nội dung podcast dựa trên tin tức

Các hãng tin như Guardian và Telegraph là ứng cử viên rõ ràng cho loại podcast này nhưng podcast dựa trên tin tức cũng thích hợp cho các tòa soạn khác có thể tận dụng để sản xuất các podcast cho mọi chủ đề từ công nghệ đến thể thao.

Các podcast dựa trên tin tức gặp bất lợi là vòng đời tồn tại ngắn, các tập cũ ít được nghe lại. Podcast dựa trên tin tức cũng sẽ tự nhiên cần phải thường xuyên hơn nhiều. Hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày cần bổ sung các nội dung mới. Trên thực tế podcast loại này hiện đang rất đông đúc. Trong 18 tháng qua, podcast tin tức tổng hợp hàng ngày đã được đưa ra bởi rất nhiều tòa soạn, từ Bưu điện Washington, NPR, Vox, CBC đến Guardian, The Economist và Slate. Những thứ này đã trở nên hấp dẫn hơn nhiều sau thành công của podcast The Daily của The New York Times. Podcast này có hơn 2 triệu người nghe theo dõi mỗi ngày với các tập dài 20 phút kể từ kkhi ra mắt vào năm 2017.

Ở Việt Nam, Podcast Vấn đề hôm nay của VnExpress hay Theo dòng thời sự của VOVlive đang thực hiện theo thể loại này.

Điều này có nghĩa là, nếu bạn đang cân nhắc thực hiện một podcast tin tức hàng ngày, có hai điều bạn cần phải xem xét.

Thứ nhất, nó phải nổi bật so với các podcast đang có. Điều đó có nghĩa là trừ khi bạn có một lượng độc giả lớn, việc tạo ra các podcast tin tức hàng ngày không phải là ý tưởng tốt nhất.

Thứ hai, nó thay đổi cách đo lường các chỉ số thành công. Không ai quay lại để nghe các tập cũ, do đó các số lượng người nghe trong lịch sử sẽ hông đóng một vai trò nào đó trong câu chuyện thành công.

Tuy nhiên, bản chất của xuất bản tần suất cao có nghĩa là lượng khán giả lớn hơn có thể được xây dựng rất nhanh chóng và nếu bạn đang tìm cách gắn thương hiệu của mình vào thói quen hàng ngày của độc giả thì một podcast ngắn hàng ngày rất có tiềm năng. Podcast hàng ngày Today in Focus của Guardian là podcast phổ biến nhất trong số 10 podcast của nó và chiếm 1/4 tổng số lượt nghe của tất cả các podcast của tòa soạn này.

(Còn tiếp...)

Đọc tiếp

Nội dung podcast được nghe nhiều ở mảng nào?

(ONECMS) - Người dùng thường nghe podcast để làm gì, thường nghe podcast ở mảng nội dung nào? Đó là những thông tin quan trọng cho các tòa soạn báo điện tử trong báo cáo khảo sát mới đây.
Từ khóa phổ biến
Cách tốt nhất để xem chúng tôi có phù hợp với nhu cầu của bạn không là...
Liên hệ tư vấn
(Hoàn toàn miễn phí)
SẢN PHẨM VỚI TẤT CẢ NIỀM ĐAM MÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEKO
  • Địa chỉ: Tầng 2, Tòa B, Chung cư Xuân Phương Residence, Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.2324.8989 - Email: info@neko.vn
  • DMCA.com Protection Status