(ONECMS) - Báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất và là nền tảng vững chắc để các loại hình báo chí ra đời sau kế thừa và phát triển. Và lẽ đương nhiên, quy trình sáng tạo tác phẩm báo in tuân theo quy trình sáng tạo của báo chí nói chung.
Trong cuốn "Cơ sở lý luận báo chí", PGS. TS Nguyễn Văn Dũng đã đưa ra quy trình gồm 6 bước khái quát về toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm báo chí: Một là nắm bắt tình hình thực tiễn đang vận động; hai là phát hiện chủ đề, đề tài cho bài viết; ba là tiếp cận nguồn tin, thu thập dữ liệu – thông tin, viết; bốn là biên tập lên trang (hay duyệt, in ấn); năm là tổ chức phát hành, lên sóng; sáu là theo dõi, xử lý phản hồi.
Hay trong cuốn “Lao động nhà báo”, TS Lê Thị Nhã nhận định: “Làm ra mỗi tác phẩm báo chí, phóng viên thường trải qua một quy trình sáng tạo nhất định. Quy trình sáng tạo tác phẩm báo in gồm các khâu sau: Phát hiện chủ đề, đề tài; Dự kiến thể loại và thu thập tư liệu; Hình thành đề cương tác phẩm; Viết; Biên tập”. Tuy nhiên quy trình tác giả đưa ra bỏ qua khâu nắm bắt tình hình thực tiễn đang vận động, phát hành và thu thập xử lý thông tin phản hồi.
Từ những ý kiến của các nhà chuyên môn, hầu hết điểm chung là quy trình hình thành một tác phẩm báo in sẽ trải qua những giai đoạn như sau:
Việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế sẽ giúp bài báo của các bạn theo kịp thời cuộc, thu hút người đọc và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người đọc.
Đề tài có thể do người chịu trách nhiệm nội dung nêu ra nhưng cũng có khi bản thân phóng viên phải tự tìm kiếm. Có thể tìm kiếm đề tài đang hot hoặc trong thực tiễn liên quan tới đời sống của nhân dân.
Sau khi đã xác định được đề tài để viết, chúng ta cần phải tập hợp các thông tin liên quan đến đề tài, ví dụ như:
Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, Internet.
Các kết quả có được từ các đơn thư gửi về tòa soạn, các cuộc phỏng vấn, thực địa, điều tra…
Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình làm một bài báo. Nhà báo cần phải tiến hành: Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá… Sau đó nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được, những ý tưởng của mình. Tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại cho phù hợp.
Đây là khâu khó nhất. Trong phần này, tổng biên tập sẽ đọc phần giới thiệu ngắn về bài báo, xem bài có chất lượng, nội dung phù hợp không. Dù là giai đoạn khó nhưng với nhiều nhà báo, đây là khâu hấp dẫn bởi nó quyết định bài báo có được đăng hay không. Sau đó nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đặt ra thì bài báo sẽ được xuất bản.
Kiểm duyệt là khâu hấp dẫn bởi nó quyết định bài báo có được đăng hay không
Nhận ý kiến phản biện, tác giả cần phải giải trình. Nếu thông tin sai thì cần phải đính chính lại cho đúng.